Mẹ Chu ở trong bếp nấu bánh trôi, Chu Hải Yến với tôi dán câu đối. Mấy chỗ khác trong nhà đã dán xong.
Anh chỉ tay lên câu đối Xuân cuối cùng, một tấm hình Cừu lười biếng, một tấm Cừu vui vẻ, chúng cầm câu chúc phúc rất đáng yêu, giọng ghét bỏ: .“Này nhìn con nít quá, hay là khỏi dán đi?”
Tôi lật đật lắc đầu: .“Không con nít không con nít, đâu có.”
Anh nói: .“Hơi mệt rồi, không muốn làm nữa.”
Không được, đây là tôi với mẹ Chu đi chợ lựa mua. Tôi vươn tay túm cánh tay anh lắc lắc, .“Anh trai ơi, anh là anh trai tốt nhất thế giới. Dán đi mà, dán đi, dán phòng em đó.”
Mắt anh hiện lên ý cười thật nhẹ. .“Được được, dán dán dán.”
Hai bên cửa sổ dán mỗi bên một con, Cừu vui vẻ là tôi, Cừu lười biếng là An Tề. Chúng tôi là bạn bè tốt nhất.
Chúc bạn tốt An Tề của tôi, năm mới vui vẻ.
…
Buổi tối mọi người quây quần gói sủi cảo.
Chu Hải Yến chê sủi cảo tôi gói xấu, ngắt cục bột đưa tôi tự chơi. Mẹ Chu một tay ấn cán bột, tay kia liên tục chỉnh góc bột để vỏ sủi cảo được mỏng, tròn trịa. Bà nhìn Chu Hải Yến, như vô tình hỏi: .“Người bạn học kia của con sao nay không tới? Về nhà ăn tết rồi à?”
Chu Hải Yến tay nắn sủi cảo, cho nhân vào giữa, trả lời: .“Dạ không, ở đơn vị.”
.“Không về nhà cha mẹ không lo sao?”
.“Cậu ấy lớn lên ở cô nhi viện, trong nhà không có ai.”
Mẹ Chu không nói gì nữa. Bà cụp mắt, không biết nghĩ gì mà tốc độ cán bột ngày càng chậm. Lát sau mới nói: .“Sủi cảo gói nhiều, tối con gọi thằng bé đó tới ăn cơm tất niên.”
Chu Hải Yến sững sờ vài giây mới phản ứng lại, ừ một tiếng.
Họ nói là cảnh sát Tiểu Phó.
Gần như tối nào anh ấy cũng đến đây, có khi xách theo túi đồ ăn của mình, có khi là trái cây mới mua ở chợ, có khi còn cho tôi 乃úp bê anh ấy gắp được trong máy gắp thú.
Chu Hải Yến nói tới thì tới, đừng mang gì theo.
Anh ấy không chịu, nói tuy mình từ nhỏ không có cha mẹ dạy nhưng cũng biết lễ nghĩa.
Điều lạ là mẹ Chu, người luôn hiền lành hiếu khách lại rất xa cách với cảnh sát Tiểu Phó, chỉ kém mức viết hẳn lên mặt là bà không muốn đến gần. Nhưng rõ ràng lúc ban đầu gặp cảnh sát Tiểu Phó, bà còn khen anh dễ thương. Sau đó biết anh là bạn học của Chu Hải Yến, hiện là cảnh sát thì thái độ lại lạnh nhạt.
Cảnh sát Tiểu Phó cũng nhận ra điều đó, nhưng anh hoàn toàn không bận tâm sự thờ ơ của mẹ Chu, mỗi ngày vẫn cười đùa, ngày thường không bận thì thích tới tiệm. Anh còn giúp mẹ Chu tới chợ mua thức ăn tươi mới về, giúp tỉa cây hoa quế trong sân, sẽ cố tình mặc đồng phục cảnh sát để cảnh cáo mấy người hàng xóm bớt lắm mồm nói xấu mẹ Chu.
Tóm lại, anh đặc biệt kính trọng mẹ Chu.
Buổi tối lúc cảnh sát Tiểu Phó tới, tay anh xách đầy quà.
Mẹ Chu nói: .“Tiểu Phó, lần sau tới đừng xách đồ theo nữa.”
Sắc mặt cảnh sát Tiểu Phó thay đổi, vẻ hoảng hốt lộ hẳn ra trên mặt. Mẹ Chu vội giải thích: .“Ý dì là đều là người một nhà, đừng khách sáo vậy.”
Anh ấy thở phào nhẹ nhõm, tủi thân: .“Dì ơi, dì nói chuyện đừng ngắt câu, xém tí con tưởng đêm nay không phải ăn bữa cơm đoàn viên mà là bữa tối cuối cùng rồi.”
Anh nói làm mẹ Chu bật cười.
Cơm nước xong, mọi người cùng ngồi xem Xuân vãn. (Chú thích. Chương trình đêm giao thừa của Trung Quốc, giống chương trình Táo quân mỗi năm của mình ấy).
Mẹ Chu lấy ba bao lì xì, phát cho chúng tôi mỗi người một cái, cười nói: .“Tháng đổi năm dời, bình an vô sự.”
.“Cảm ơn mẹ, chúc mừng năm mới.” Chu Hải Yến đã quen.
.“Cảm ơn mẹ, chúc mừng năm mới!” lần đầu tiên tôi được nhận bao lì xì, không kiềm được niềm vui.
.“Cảm ơn dì, năm mới vui vẻ ạ!” cảnh sát Tiểu Phó không ngờ mình cũng có bao lì xì, phấn khích muốn nhảy dựng lên.
Không khí hài hòa, tôi về phòng mang quà đã chuẩn bị sẵn ra.
Quà cho mẹ Chu là khăn quàng cổ, đôi găng tay, bà thường xuyên ngồi thẫn thờ nơi cửa, bây giờ trời lạnh, có thể giữ ấm cho bà.
Cảnh sát Tiểu Phó là một chiếc mũ dệt kim dày, thị trấn mùa đông lộng gió, anh đội đi tuần bên ngoài có thể bảo vệ đầu.
Mẹ Chu sờ trái sờ phải, yêu thích không buông tay được, ngạc nhiên khen tay nghề của tôi rất giỏi. Cảnh sát Tiểu Phó nước mắt lưng tròng, nói không ngờ bao lì xì cũng có phần anh, quà cũng có nghĩ đến anh.
Chu Hải Yến là người duy nhất im lặng. Anh nhìn chằm chằm bàn tay trống trơn của tôi, phát hiện không có gì thì ho nhẹ một tiếng.
Tôi làm bộ không nghe thấy, quay qua xem ti vi.
Tiếng ho mạnh hơn.
Sô pha bên cạnh tôi lún xuống, bên tai có hơi thở ấm áp phả vào: .“Ai cũng có, của anh đâu?”
Tôi quay lại, mở to mắt ngây thơ: .“Anh trai, không phải anh nói không thích mấy thứ này sao?”
Trước kia dò hỏi anh, anh nói mình không bao giờ quàng khăn gì đó, anh còn nói đàn ông thay vì choàng khăn nọ kia thì nên tập thể dục còn hơn.
Tôi nghĩ cũng phải, hình như anh không sợ lạnh, ngay cả mùa đông mà anh vẫn mặc quần mùa thu!.
.“…”
Anh đờ người, vẻ mặt cũng mất tự nhiên. .“Ai nói? Dù sao thì cũng không phải anh nói.” Rồi làm vẻ không để tâm, nhìn ti vi, .“Thôi, quên anh thì thôi đi, quên thì quên, anh không phải người hay so đo.”
Nhưng ánh mắt anh thì không nói vậy. Mẹ Chu với cảnh sát Tiểu Phó đang xem ti vi, tầm mắt không nhịn được mà quay sang bên này.
Tôi đứng dậy, lấy từ sau sô pha một bông hoa hướng dương cao cỡ nửa người tôi, tôi đan nó suốt nửa tháng. Chu Hải Yến rất thích hoa hướng dương, thích đến độ nếu khách đến xăm hình này thì anh sẽ giảm ngay 40% cho họ mà không đắn đo.
Tôi bắt chước anh nói: .“Ui chao, chắc cái này anh cũng không thích đâu?”
Anh quay đầu lại, đồng tử hơi chấn động. Trong kinh ngạc là niềm vui không giấu được. Ý thức được gì đó, anh bật cười: .“Hay nhỉ, nay to gan rồi, cố tình trêu anh đúng không?”
Tôi nhạy bén nhận ra nguy hiểm đến gần, yên lặng lùi về sau hai bước. Anh đứng lên, một tay chống lưng ghế sô pha, nhảy qua một cái chặn trước mặt tôi.
Tôi xoay người bỏ chạy.
Anh tóm chặt 乃úi tóc tròn của tôi, Ϧóþ cổ tôi, dùng tay cù lét.
Tôi vừa né vừa cầu cứu. .“Mẹ, mẹ ơi cứu con! Anh Tiểu Phó, cứu em!”
Mọi người cười ha ha ngã trên sô pha, không ai cứu tôi.
Tiếng cười rộn rã xen lẫn tiếng Xuân vãn: .“Tôi kiểm điểm, tôi quá ham chơi, đánh bóng bàn hại người hại mình, tôi từ chối…”
…
Buổi tối trước khi ngủ tôi cảm giác gối đầu cồm cộm. Lấy ra xem, một bao lì xì và một khóa trường thọ. Bên cạnh có tờ giấy: .“Nhiều niềm vui, luôn bình an, không lo lắng.”
乃út lực sắc bén, giấy tựa mây bay, chữ tựa như người.
…
Sau này nhớ lại vô số khoảng khắc hạnh phúc trong đời mình, mọi khung cảnh đều có hình bóng mọi người.
Sau Tết, mọi thứ đều được đẩy nhanh tốc độ.
Chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh cấp ba, trường tăng giờ học của khối lớp 9, ngày nào không học thì là kiểm tra. Lịch trình dày đặc, tôi đi học từ sáng sớm, trưa không về, học hết tiết tự học tối về đến nhà đã 10 giờ. Một tuần có thể yên ổn ngồi ăn bữa cơm cùng mọi người chỉ có nửa buổi chiều ngày chủ nhật.
Khi biết 50 học sinh giỏi nhất huyện có thể được miễn học phí, tôi càng thêm động lực học. Thành tích của tôi được coi là nổi bật trong thị trấn, nhưng nhìn ra toàn huyện thì người giỏi vô số kể, tôi không dám lơ là.
Do tan học muộn nên Chu Hải Yến sẽ đến trường đón tôi. Sau khi về nhà, chúng tôi cùng ăn bữa khuya mẹ Chu chuẩn bị sẵn, anh làm thêm, tôi ngồi bên cạnh học bài. Đôi khi học mệt sẽ gục xuống bàn ngủ, anh im lặng ôm tôi về giường, sắp xếp lại 乃út viết cho tôi, tiện cho ngày mai tôi xách đi học.
Từ trời đông giá rét đến giữa hè, sách học đến thuộc lòng, đề làm hết quyển này đến quyển khác.
Tôi như ước nguyện trúng tuyển trường cấp 3 tốt nhất huyện với thành tích đứng thứ 10 toàn huyện, trường miễn học phí và các khoản phí khác trong 3 năm, hứa hẹn nếu tôi thi đại học có thành tích tốt sẽ có học bổng thêm.
Mẹ Chu ôm tôi khen ngợi, nói tôi trời sinh là người nhà họ Chu, giỏi giang y như Chu Hải Yến năm đó.
Vài ngày sau, thoát khỏi bầu không khí hân hoan, tôi chợt cảm thấy nửa năm qua quá nhanh, quá mãnh liệt, thế nên có rất nhiều thứ thay đổi mà sau này tôi mới nhận ra.
Trong hai tháng nghỉ hè, tần suất sinh bệnh của mẹ Chu tăng cao.
Trước kia chỉ mùng 5 hàng tháng bà mới treo chuông gió lên cây, bây giờ chỉ cần có số 5 thì bà đều treo chuông gió lên cây. Bà nhảy múa cũng thường xuyên hơn.
Việc ngồi ở cửa cùng Chu Hải Yến, yên lặng nhìn bà cũng dần trở thành thói quen của tôi.
Chỉ là mẹ Chi khi đọc sách càng khóc nhiều hơn, buổi tối ngủ càng phụ thuộc vào thuốc hơn, ăn càng ngày càng ít đi, thậm chí không muốn đi dạo chợ, tựa như không còn hứng thú với điều gì.
Mọi người rốt cuộc nhận ra bà không ổn, muốn đưa bà đi khám bác sĩ nhưng bà không chịu.
Chu Hải Yến, cảnh sát Tiểu Phó với tôi, chúng tôi thay phiên ra trận, cố gắng nài nỉ cũng không làm bà dao động.
Rồi một ngày, không biết sao bà lại đồng ý.
Bác sĩ là do cảnh sát Tiểu Phó tìm. Kết quả chẩn đoán cho thấy -- trầm cảm mức độ trung bình.
Tôi mơ hồ đoán được là vì cái chết của chú, tức là cha Chu Hải Yến. Cho dù trong nhà gần như không ai nhắc đến ông, nhưng bóng dáng ông có thể nhìn thấy khắp mọi nơi.
Chúng ta không thể thấy được tất cả tuyết rơi trong đời một người. Mỗi người đều cô độc trong mùa đông sinh mệnh của mình, tôi không làm được gì, cũng không giúp được gì, thậm chí sự đồng cảm cơ bản cũng không làm được.
May mắn là mẹ Chu tích cực hợp tác với phương pháp điều trị của bác sĩ, dần dà có chuyển biến tốt đẹp.
Cứ thế, tôi lên cấp 3.
Trường Phổ thông trung học số 1 buộc phải sống nội trú trong trường, nhưng hai tuần được nghỉ hai ngày có thể về nhà. Trường xa nhà 20km, không có xe đi thẳng, muốn đi phải chuyển 2 lần xe buýt. Nhằm thuận tiện đưa đón tôi đi học và đưa mẹ Chu đi tái khám, sau khai giảng không lâu, Chu Hải Yến mua một chiếc xe máy.
Đen tuyền, cực ngầu, cũng rất hợp với anh. Nhất là khi anh ngồi trên xe, hai chân thon dài có lực, tùy ý chống trên đất, người lộ vẻ thản nhiên. Trên người anh có sự đan xen giữa ngây ngô thiếu niên và nam tính đàn ông, tạo nên cảm giác độc đáo.
Thấy tôi nhìn chăm chăm, anh nhướng mày: .“Sao hả? Có phải đẹp lắm không?”
Tôi phản bác theo bản năng: .“Chẳng ra sao, anh còn kém xa.”
Anh liếc tôi: .“Anh đang nói về xe.”
.“…”
Bình luận ()
* Hãy đăng nhập để tham gia bình luận về truyện nhé.